[From ZERO to HERO] Chiến lược phát triển ứng dụng mobile (P1)
Bất kì một doanh nghiệp hay một cá nhân nào khi phát hành ứng dụng của mình đều mong muốn sản phẩm của mình sẽ đạt thứ hạng cao trên Store của Google hay Apple. Thế nhưng những bước đi sai lầm ban đầu ngay sau khi launch app đã đưa sản phẩm của họ dần trôi vào quên lãng và gần như mất dấu trên Store dù đã đổ không ít tiền vào chi phí marketing.
Để giúp bạn phát triển sản phẩm từ Idea ngẫu hứng tới 1 ứng dụng dược hàng trăm ngàn người dùng trên thế giới, Tôi sẽ chia sẽ những bước đi cơ bản ban đầu.
1. Ý tưởng về ứng dụng
Thành hay bại của một ứng dụng khi bắt đầu được định hình chính là viêc bạn nắm rõ về nhu cầu người dùng về sản phẩm. Bạn không thể chỉ làm 1 thứ vô ích để gần như chỉ có bạn dùng nó chứ không một ai muốn dùng. Bạn nghĩ sản phẩm bạn là tuyệt vời nhưng điều đó có thật sự không. Để bắt đầu hãy tự đặt các câu hỏi như sau:
- Ứng dụng của bạn mang lại những gì cho người dùng?
- Ứng dụng của bạn có giống sản phẩm nào trên thị trường chưa?
- Điểm khác biệt giữa ứng dụng của bạn với các đối thủ khác?
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để xây dựng 1 ứng dụng?
- Bạn cần bao nhiêu tiền cho chi phí xây dựng ứng dụng?
- Chi phí duy trì ứng dụng của bạn trong bao lâu?
2. Kiểm chứng nhu cầu người dùng
Gần như đa số nhưng Founder sẽ nản lòng khi đặt các câu hỏi dạng này vì gần như mọi thứ sẽ rơi vào bế tắc vì bạn cảm thấy thất vọng về tương lai mờ mịt của nó. Nhưng bạn hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra nếu không phát triển sản phẩm. Vậy tại sao bạn không tiến hành hình thức kiểm chứng thị trường dựa trên idea mơ hồ mà bạn đã có.
- Mạng xã hội (Facebook , Instagram, Twitter,..): Thế mạnh trong của chúng ta hiện nay là có thể tiếp cận với người dùng qua nhiều kênh mạng xã hội hiệu quả. Bạn có thể xây dựng 1 page, 1 đoạn Video mô tả sản phẩm của bạn và tiến hành kiểm chứng trên các tập khách hàng tiềm năng để từ đó hiểu rõ về nhu cầu thị trường và người dùng
- Phát hành 1 phiên bản MVP (Minimum Viable Product - Sản phẩm khả dụng tối thiểu): Các bạn có thể tận dụng các công cụ miễn phí để làm 1 Landing Page như Wordpress, Google Form,...sau đó sử dụng Google Analytics để đo lường hành vi người dùng mà không cần phải tự xây hệ thống. Bạn cũng nên tạo ra các Feedback với User để góp ý về phiên bản MVP này
Khi quảng cáo, bạn hãy thật chú ý ưu tiên các thông tin USP(Unique Selling Point: Sản phẩm độc nhất), SSP(Similar Selling Point: Sản phẩm có hàng loạt) và hãy tìm những đối tượng là người dùng cấp tiến để lấy phản hồi.
3. Xây dựng ứng dụng
Câu chuyện về xây dựng ứng dụng gần như bỏ ngỏ rất nhiều vì những người mang tầm nhìn 'chiến lược' thường không quá quan tâm vào chi tiết của sản phẩm , hoặc có nhiều người vì quá cẩn trọng mà tập trung vào 1 tính năng mà quên đi tính tổng quát của ứng dụng. Trong quá trình phát triển ứng dụng bạn cần chú ý các phần sau bởi tính năng ứng dụng quyết định người dùng:
- Ứng dụng của bạn phát triển trên hệ điều hành nào cần chú ý về Design Style đặc thù của nó. Có thể ví dụ như:
- System Navigation Bar: dùng để điều hướng màn hình trong ứng dụng, giúp cho người dùng nắm được thông tin nhanh của màn hình. Apple cho phép lập trình viên custom được Navigation Bar để phù hợp với thiết kế của ứng dụng.
- Custom Navigation Bar: được căn chỉnh phía trên của view và phía dưới Status Bar. Android khác với IOS, Navigation Bar của Android được căn chỉnh phía dưới của View.
- Thói quen, hành vi về cách sử dụng ứng dụng của người dùng trên 2 nền tảng Android và Ios là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ dưới đây là trường hợp xóa 1 item trên 1 List
- Giảm thiểu tối đa số bug của ứng dụng: ứng dụng nào cũng sẽ có các lỗi nhất là những ứng dụng ở Version đầu tiên, việc của bạn là giảm thiểu càng ít Bug càng tốt , nhất là các Bug gây Crash ứng dụng bởi vì nó gây đến sự ức chế cho người dùng. Sự ảnh hưởng của việc crash app là vô cùng lớn: người dùng có thể xóa ứng dụng của bạn , tệ hơn nữa là đánh giá thấp ứng dụng bạn trên Store ....
- Ứng dụng của bạn phải hoạt động mượt mà không bị Lag.
- Không nên sử dụng quá nhiều Animation: Một số ứng dụng vì muốn trở nên bắt mắt đã tiến hành nhồi nhét hàng loạt Animation, Image gây ra các lỗi lớn trên các máy có cấu hình thấp, gậy chậm, giật, có thể còn sai cả tính năng.
- File Sizes: Một ứng dụng tốt là khi dung lượng file không quá 50Mb, điều này ảnh hưởng đến cả việc SEO App trên Store. Hãy xóa các phần dư thừa có thể.
- Tránh việc sử dụng các hình ảnh nhạy cảm hoặc Copy từ các ứng dụng khác vì điểu này có thể khiến ứng dụng của bạn bị xóa khỏi Store.
- Thêm phần đánh giá ứng dụng vào ngay trong ứng dụng của bạn. Viết Content thật nổi bật để người dùng có thể đánh giá ứng dụng của bạn một cách tốt nhất.
4. Kết luận
Trên đây là nhứng hướng đi đầu tiên cơ bản của việc từ Idea tới Reality, phần sau tôi sẽ tiến hành trình bày về các bước SEO app cơ bản để giúp bạn tiếp cận với người dùng 1 cách hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất có thể.
5. Tham khảo
The Lean Startup: How Today's Entrepreneurs Use Continuous Innovation to Create Radically Successful Businesses
https://www.amazon.co.jp/Lean-Startup-Entrepreneurs-Continuous-Innovation/dp/0307887898