Nội dung:

  • Giới thiệu Firebase
  • Các tính năng cơ bản của Firebase
  • Những lợi ích khi sử dụng Firebase

I. Giới thiệu Firebase

Theo Wikipedia, thì “Firebase is a mobile and web application platform with tools and infrastructure designed to help developers build high-quality apps“. Dịch ra là “Firebase là một nền tảng ứng dụng di động và web với các công cụ và hạ tầng được thiết kế để giúp các lập trình viên xây dựng các ứng dụng chất lượng cao“

II. Các tính năng cơ bản của Firebase


Với Google Firebase, bạn có thể tạo ra các ứng dụng chat như Yahoo Message của ngày xưa hoặc như Facebook Messager của ngày nay trong thời gian cực ngắn như khoảng một ngày thậm chí là vài giờ bởi đơn giản là bạn chỉ cần lo phần client còn phần server và database đã có firebase lo. Firebase là sự kết hợp giữa nền tảng cloud với hệ thống máy chủ cực kì mạnh mẽ tới từ Google, để cung cấp cho chúng ta những API đơn giản, mạnh mẽ và đa nền tảng trong việc quản lý, sử dụng database. Cụ thể hơn Google Firebase cung cấp tới chúng ta những chức năng chính sau:

1. Realtime Database – Cơ sở dữ liệu thời gian thực

Firebase lưu trữ dữ liệu database dưới dạng JSON và thực hiện đồng bộ database tới tất cả các client theo thời gian thực. Cụ thể hơn là bạn có thể xây dựng được client đa nền tảng (cross-platform client) và tất cả các client này sẽ cùng sử dụng chung 1 database đến từ Firebase và có thể tự động cập nhật mỗi khi dữ liệu trong database được thêm mới hoặc sửa đổi.
Ngoài ra Firebase còn cho phép bạn phân quyền một các đơn giản bằng cú pháp tương tự như javascript.

1.1. Tự động tính toán quy mô ứng dụng của bạn

Khi ứng dụng của bạn muốn phát triển, bạn không cần lo lắng về việc nâng cấp máy chủ...Firebase sẽ xử lý việc tự động cho bạn. Các máy chủ của Firebase quản lý hàng triệu kết nối đồng thời và hàng tỉ lượt truy vấn mỗi tháng.

1.2. Các tính năng bảo mật lớp đầu

Tất cả dữ liệu được truyền qua một kết nối an toàn SSL với một chứng nhận 2048-bit. Cơ sở dữ liệu truy vấn và việc xác nhận được điều khiển tại một cấp độ chi tiết sử dụng theo một số các quy tắc mềm dẻo security rules language. Tất cả các logic bảo mật dữ liệu của bạn được tập trung ở một chỗ để dễ dàng cho việc cập nhật và kiểm thử.

1.3. Làm việc offline

Ứng dụng Firebase của bạn sẽ duy trì tương tác bất chấp một số các vấn đề về internet xảy ra. Trước khi bất kỳ dữ liệu được ghi đến server thì tất cả dữ liệu lập tức sẽ được viết vào một cơ sở dữ liệu Firebase ở local. Ngay khi có thể kết nối lại, client đó sẽ nhận bất kỳ thay đổi mà nó thiếu và đồng bộ hoá nó với trạng thái hiện tại server.

2. Firebase Authentication – Hệ thống xác thực của Firebase

Với Firebase, bạn có thể dễ dàng xác thực người dùng từ ứng dụng của bạn trên Android, iOS và JavaScript SDKs chỉ với một vài đoạn mã. Firebase đã xây dựng chức năng cho việc xác thực người dùng với Email, Facebook, Twitter, GitHub, Google, và xác thực nạc danh. Các ứng dụng sử dụng chức năng xác thực của FireBase có thể giải quyết được vấn đề khi người dùng đăng nhập, nó sẽ tiết kiện thời gian và rất nhiều các vấn đề phức tạp về phần backend. Hơn nữa bạn có thể tích họp xác thực người dùng với các chức năng backend đã có sẵn sử dụng custom auth tokens.

3. Firebase Hosting

Phát triển ứng dụng web của bạn trong thời gian ngắn với các hosting tĩnh đã được cung cấp sẵn. Tất cả các kết nối được phân phối qua SSL từ CDN trên toàn thể giới của Firebase.

Triểu khai siêu tốc: Việc triển khai sử dụng các công cụ dòng lệnh Firebase và có thể quay trở lại với phiên bản trước chỉ với một cú click chuột. Tất cả các ứng dụng sẽ có đường dẫn mặc đinh ở sau firebaseapp.com và nếu trả phí thì có thể triểu khai một tên miền tuỳ chỉnh.

SSL bởi default: Mọi ứng dụng được xử lý thông qua một kết nối an toàn, và Firebase đã cẩn thận cung cấp SSL cert cho bạn.

4. Cloud Messaging

Google Cloud Messaging, dịch vụ cloud-to-device push messaging nổi tiếng nhất thế giới, đang tích hợp với Firebase và đổi tên thành Firebase Cloud Messaging (FCM). FCM không có giới hạn và hoàn toàn miễn phí. FCM hỗ trợ messaging trên iOS, Android và Web, và tối ưu mạnh mẽ hướng đến bảo mật và tiếp kiệm pin. FCM có thể xử lý lượng lớn thông tin và hiện đã có thể gửi 170 tỷ tin nhắn mỗi ngày đến 2 tỷ thiết bị.

5. Firebase Storage

Firebase cũng sẽ ra mắt Firebase Storage để giúp lập trình viên upload và download file dễ dàng. Firebase Storage được Google Cloud Storage hỗ trợ, mang đến khả năng lưu trữ khổng lồ và cho phép Google Cloud project truy cập file dễ dàng. Firebase Storage client SDKs còn có logic nâng cao có thể dễ dàng xử lý điều kiện mạng kém.

6. Firebase Test Lab và Crash Reporting

Chả ai muốn ứng dụng crash cả, khi đó, người dùng thì khó chịu và doanh nghiệp thì bị mất tín nhiệm. Firebase Crash Reporting là công cụ báo cáo crash có khả năng ưu tiên, hành động nhanh giúp bạn chuẩn đoán và xử lý ngay các vấn đề của ứng dụng iOS và Android. Crash Reporting còn có thể kết nối đến nhóm Audiences trong Firebase Analytics, từ đó bạn có thể biết được người dùng bị crash đang dùng thiết bị nào, khu vực địa lý nào,…

Cloud Test Lab (được giới thiệu tại Google I/O năm ngoái), giờ đây đã trở thành Firebase Test Lab for Android. Test Lap giúp bạn xác định vấn đề của ứng dụng trước khi đến tay người dùng. Test Lap cho phép bạn chạy thử ứng dụng (tự động hoặc tùy chỉnh) trên thiết bị thật do trung tâm dữ liệu Google xử lý.

III. Những lợi ích từ việc sử dụng Google Firebase

1. Triển khai ứng dụng cực nhanh

Với Firebase bạn có thể giảm bớt rất nhiều thời gian cho việc viết các dòng code để quản lý và đồng bộ cơ sở dữ liệu, mọi việc sẽ diễn ra hoàn toàn tự động với các API của Firebase. Không chỉ có vậy Firebase còn hỗ trợ đã nền tảng nên bạn sẽ càng đỡ mất thời gian rất nhiều khi ứng dụng bạn muốn xây dựng là ứng dụng đa nền tảng.

Không chỉ nhanh chóng trong việc xây dựng database, Google Firebase còn giúp ta đơn giản hóa quá trình đăng kí và đăng nhập vào ứng dụng bằng các sử dụng hệ thống xác thực do chính Firebase cung cấp.

2. Bảo mật

Firebase hoạt động dựa trên nền tảng cloud và thực hiện kết nối thông qua giao thức bảo mật SSL, chính vì vậy bạn sẽ bớt lo lắng rất nhiều về việc bảo mật của dữ liệu cũng như đường truyền giữa client và server. Không chỉ có vậy, việc cho phép phân quyền người dùng database bằng cú pháp javascipt cũng nâng cao hơn nhiều độ bảo mật cho ứng dụng của bạn, bởi chỉ những user mà bạn cho phép mới có thể có quyền chỉnh sửa cơ sở dữ liệu.

3. Tính linh hoạt và khả năng mở rộng

Sử dụng Firebase sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều mỗi khi cần nâng cấp hay mở rộng dịch vụ. Ngoài ra firebase còn cho phép bạn tự xây dựng server của riêng mình để bạn có thể thuận tiện hơn trong quá trình quản lý.

Việc Firebase sử dụng NoSQL, giúp cho database của bạn sẽ không bị bó buộc trong các bảng và các trường mà bạn có thể tùy ý xây dựng database theo cấu trúc của riêng bạn.

4. Sự ổn định

Firebase hoạt động dựa trên nền tảng cloud đến từ Google vì vậy hầu như bạn không bao giờ phải lo lắng về việc sập server, tấn công mạng như DDOS, tốc độ kết nối lúc nhanh lúc chậm, … nữa, bởi đơn giản là Firebase hoạt động trên hệ thống server của Google. Hơn nữa nhờ hoạt động trên nền tảng Cloud nên việc nâng cấp, bảo trì server cũng diễn

5. Giá thành

Google Firebase có rất nhiều gói dịch vụ với các mức dung lượng lưu trữ cũng như băng thông khác nhau với mức giá dao động từ Free đến $1500 đủ để đáp ứng được nhu cầu của tất cả các đối tượng. Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Điều này giúp bạn tới ưu hóa được vốn đầu tư và vận hành của mình tùy theo số lượng người sử dụng. Ngoài ra bạn còn không mất chi phí để bảo trì, nâng cấp, khắc phục các sự cố bởi vì những điều này đã có Firebase lo.
Trên đây chính là 5 lợi ích dễ thấy nhất khi bạn sử dụng Firebase thay cho việc sử dụng các database theo cách truyền thống, ngoài ra có lẽ còn nhiều lợi ích khác mà chỉ khi xây dựng ứng dụng với Firebase bạn mới có thể tự trải nghiệm được.
Chi tiết tham khảo link: http://www.chiasephp.net/library/d28-firebase-la-gi.html