Web 3.0 là một định nghĩa mới, đang được phát triển cho một thế giới internet phi tập trung trong tương lai. Vì nó là một khái niệm mới, vẫn còn non trẻ nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

1. Web 3.0 là gì:

Web 3.0 hay còn gọi là semantic web (mạng ngữ nghĩa). Web 3.0 được xác định là một thê hệ web với những tính năng mới, chú trọng vào việc sử dụng các định dạng dữ liệu và các giao thức chung và độc lập. Ở đó, các trang web, dịch vụ đều có thể giao tiếp, cung cấp cũng như truy vấn dữ liệu cho nhau.

2. Lịch sử phát triển của web:

Các trang web và ứng dụng web đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Chúng đã phát triển từ các trang tĩnh thành các trang theo hướng dữ liệu mà người dùng có thể tương tác và thay đổi.

  • Web 1.0:
    _ Internet ban đầu phát triển dựa trên nền tẳng web 1.0. Vào đầu những năm 1990, các trang được xây dựng bằng HTML tĩnh, chúng chỉ có khả năng hiện thông tin, không có cách nào khác để người dùng có thể tương tác với web và thay đổi dữ liệu.
  • Web 2.0:
    _ Sự thay đổi đã bắt đầu vào cuối những năm 1990, khi Internet ngày càng phát triển, người dùng không còn chỉ được nhìn vào những dòng chữ tĩnh trên web. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu, server-side processing, form và social media.
    Điều này đã dẫn đến sự thay đổi từ web tĩnh sang web động hơn. Web 2.0 nhấn mạnh hơn vào nội dung do người dùng tạo và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng khác nhau.
  • Nhìn về tương lai:
    _ Như vậy dữ liệu đã phát triển từ việc chỉ hiển thị tĩnh cho người dùng. Sau đó đến tương tác với dữ liệu. Giờ đây dữ liệu đó còn có thể được xử lỳ bằng thuật toán, bằng trí thông minh nhân tạo để cải thiện trải nghiệm người dùng, cá nhân hóa website khiến nó thân thuộc hơn.
    _ Web 3.0 dù vẫn chưa có đĩnh nghĩa nào là đầy đủ nhưng về cơ bản nó sẽ tận dụng các công nghệ P2P như blockchain, thực tế ảo, IOT v.v... Web 3.0 có thể cho phép các ứng dụng trở nên độc lập với thiết bị hơn, nghĩa là chúng có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí phát triển nào.
    _ Web 3.0 cũng nhằm mục đích làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn. Trong khuôn khổ hiện tại, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và mạng di động để khảo sát thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của công nghệ sổ cái phân tán, điều đó có thể sớm thay đổi. Người dùng có thể lấy lại quyền kiểm soát dữ liệu của chính mình.

2. Sự khác biệt giữa web3 và web2:

Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy lấy một ví dụ trong cuộc sống. Giả sử như hôm nay bạn muốn ăn bò beefsteak nhưng lại không biết phải chọn quán nào.

  • Với công nghệ web2 như hiện tại, chúng ta sẽ phải lên facebook, instagram hoặc twitter để xem mọi người xung quanh đang đánh giá quán nào ngon, phù hợp với bạn. Sau một hồi lướt hết những lượt review, đắn đo suy nghĩ một hồi cuối cùng bạn cũng chọn được một quán. Rồi bạn lại phải tìm xem trang chủ quán đó, truy cập vào, tìm nút đặt chỗ hoặc tìm số điện thoại của quán để đặt chỗ.
  • Còn với web3, bạn chỉ cần bật trợ lý ảo lên (như siri, alexa, google chẳng hạn...) và hỏi nó xem hôm nay ăn quán beefsteak nào. Do dữ liệu đã được chia sẽ chung với nhau nên trợ lý ảo sẽ có thể tự động truy xuất, so sánh để tìm các điều kiện phù hợp với mong muốn của bạn, cũng như tự động đặt chỗ theo thời gian bạn mong muốn.

Như vậy so với web2, web3 sẽ có thêm nhứng tính năng tuyệt vời như:

  • Phi tập trung: Những người trung gian truyền tải dữ liệu sẽ bị loại bỏ. dữ liệu người dùng sẽ không còn bị kiểm soát nữa làm giảm nguy cơ kiểm duyệt của chính phủ cũng như hạn chế nguy cơ DoS
  • Tăng tính kết nối: Khi có nhiều hơn thiết bị IoT được ra đời, lượng dữ liệu lớn hơn cũng sẽ được thu thập, các thuật toán sẽ có nhiều dự liệu hơn để phân tích. Dữ liệu được cung cấp đến người dùng sẽ chính xác và bám sát nhu cầu cụ thể của người dùng hơn
  • Khi nhiều sản phẩm được kết nối với Internet hơn, các tập dữ liệu lớn hơn cung cấp các thuật toán với nhiều thông tin hơn để phân tích. Điều này có thể giúp chúng cung cấp thông tin chính xác hơn đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người dùng.
  • Không còn quảng cáo gây khó chịu nữa: Thay vì phải xem quảng cáo tràn lan như hiện tại, người dùng sẽ chỉ xem những quảng cáo phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình.

3. Khó khăn và thách thức cho các lập trình viên:

  1. Tốc độ xử lý chậm khi tích hợp vào dApp:
    Việc tích hợp Web3.0 vào các ứng dụng dApp cực kỳ chậm, đặc biệt là khi so sánh với Web2.
    Trong Web2, logic ứng dụng phức tạp được xử lý ở các máy chủ tập trung. Ví dụ: khi người dùng đăng tweet, ứng dụng chỉ request API của Twitter, ứng dụng này sẽ đăng tweet thay mặt người dùng. Điều này cho phép các ứng dụng vẫn nhẹ và tích hợp hàng chục API liền mạch.
    Nhưng trong Web3, các ứng dụng tự xử lý logic phức tạp này, vì các máy chủ trung tâm đã được thay thế bằng mạng P2P và smart contract.
  2. Phát triển đa nền tảng:
    Để chạy được trên nhiều môi trường khác nhau như server, điện thoại, máy chơi game, thiết bị IoT v.v..., chúng ta cần phải sử dụng SDK, ví dụ như IPFS SDK. Chứ không phải chỉ cần Javascript là được, một thứ rất nặng và khó tích hợp trên đa nền tảng. Nhưng việc phát triển và bảo trì SDK lại cực kỳ tốn kém.
  3. Khả năng tương thích của SDK:
    Như đã đề cập ở trên, để tương tác với giao thức Web 3.0, các máy client phải được tích hợp SDK. Nhưng khi nhiều SDK được tích hợp trên một máy cient, kích thước bộ nhớ yêu cầu sẽ tăng lên. Ngoài ra còn có thể xảy ra xung đột giữa các dependencies của các SDK

Ngoài các yếu tố trên, vẫn còn nhiều những khó khăn khác nữa đang chờ chúng ta giải quyết.

4. Kết luận:

Sự phát triển của Internet đã là một chặng đường dài và chắc chắn sẽ tiếp tục hướng tới những mục tiêu xa hơn. Với sự bùng nổ dữ liệu sẵn có, các trang web và ứng dụng hiện tại có khả năng sẽ còn chuyển đổi sang thế hệ web  tiếp theo, nơi mà chúng sẽ cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng

Mặc dù vẫn còn nhiều thử thách nhưng Web 3.0 đã được khởi động và đang từng bước trở thành hiện thực.

5. Tham khảo:

  1. https://academy.binance.com/en/articles/the-evolution-of-the-internet-web-3-0-explained
  2. https://www.contentmanager.de/marketing/so-machen-sie-ihre-inhalte-im-web-3-0-sichtbar/
  3. https://blogtienao.com/web-3-0/#:~:text=Web 3.0 (Semantic Web) là,ứng dụng web thông minh.&text=Nếu xu hướng thay đổi,tương tác với người dùng
  4. https://blog.webico.vn/web-3-0-la-gi-tim-hieu-ve-web-3-0/
  5. https://hackernoon.com/top-5-headaches-for-web3-developers-br1334u4