Chúng ta đã quá quen thuộc với nhứng ánh hào quang thành công từ Flappy Bird hay Pokemon Go mà quên đi thực tế phũ phàng chỉ ra rằng 80% trong số 2.9 triệu ứng dụng trên CH Play của Google chỉ nằm chờ trong kho tải và không bao giờ được download.
0.01% là của 2.9 triệu kể trên được cho là"thành công" và còn lại là sống thoi thóp hoặc thất bại
Các nhà phát triển cần làm gì để được người dùng chú ý và tải ứng dụng về sử dụng?
Khi mà chi phí quảng bá sản phẩm của các developer gần như là ZERO, tất cả đều trông mong vào organic user như chờ đợi 1 lần trúng xổ số.
Vậy hãy cùng tác giả đi tìm 1 chiến lược trong việc "câu kéo" user cho ứng dụng của mình trong phần 2 tới đây.
1. Xác định User Lifetime Value (LTV).
– Monetization: Người dùng đóng vai trò thế nào trong việc tạo ra doanh thu cho app, hình thức quảng cáo nào phù hợp với người dùng đó, có bao nhiêu giao dịch user đó đã thực hiện trong ứng dụng
– Retention: thời gian user tương tác với ứng dụng ra sao; người dùng dành thời gian sử dụng apps đồng nghĩa với việc họ đang giúp các nhà phát triển kiếm được tiền.
– Virality: Vai trò của người dùng trong việc quảng bá cho ứng dụng (như đánh giá, bình luận, chia sẻ)
Hiểu đơn giản, chỉ cần User Lifetime Value (LTV) lớn hơn CPI; nhà phát triển đã thành công.
2. Làm thế nào để thu hút người dùng có LTV cao?
47% thành công trong quá trình thu hút người dùng đến từ hoạt động marketing. Hãy cùng nhìn vào bí mật gây sốc trong lon Coca-Cola: Giá 8.000đ, tiền quảng cáo gần 5.000đ, nguyên vật liệu chỉ... 300đ.
Qua đó để thầy rằng khâu marketing chính là thứ đốt tiền quan trọng, nguyên nhân cơ bản để dẫn đến thành công. Các yếu tố về chất lượng sản phẩm tất nhiên đóng vai trò không nhỏ nhưng nếu không được marketing đúng cách , target đúng user thì sản phẩm sẽ chìm sâu tròng hàng triệu triệu sản phẩm đang được chào mời bắt mắt trên store.
3. Xây dựng hoạt động marketing.
Hiện tại, marketing cho apps đòi hỏi thời gian chuẩn bị, phân tích và tối ưu các chiến dịch một cách thủ công, cùng với yếu tố con người trong một số hoạt động nhất định. Có hàng loạt tool, service ra đời có thể giúp các developer tiến hành marketing tự động như lên các campaign trên Google Adword, Facebook, Instagram,... Các dịch vụ influencer như FameBit,...
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra luôn là bài toán tối ưu chi phí, một thuật ngữ luôn được đặt lên trên hết chính là ROI(Return On Investment)
4. Vậy để đo lường ROI, bạn cần làm như thế nào?
ROI = (Doanh thu – Chi phí)/Chi phí
Trong đó chúng ta cần chú ý đến các hạng mục:
- Đo lường khả năng chuyển đổi
Khi bạn sử dụng AdWords để tăng chuyển đổi hoặc doanh số bán hàng, hãy theo dõi chuyển đổi của bạn bằng công cụ miễn phí được gọi là Theo dõi chuyển đổi. Bằng cách đó, bạn có thể theo dõi thống kê quan trọng như giá mỗi chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi cho bạn biết chiến dịch quảng cáo của mình thành công như thế nào - Theo dõi và note chi phí chi tiết
Bạn cần theo dõi và set khoảng budget cho các campaign của mình , đừng để "hết tiền giữa chợ" khiến cho việc lấy các user LTV trở nên khó khăn hơn. Cần tạo ra nhiều vòng đời cho 1 campain để tiến hành set campain tối ưu hóa lợi nhuận mang lại - Đừng nhầm giữa doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu lớn chưa chắc mang lại lợi nhuận lớn. Có thể bạn chấp nhận lỗ trong một thời gian đầu để get được user LTV nhưng việc bạn không tính toán kĩ phân biệt rõ thì có thể khi doanh thu phình to sẽ ko cân đối được lợi dẫn đến lỗ, phá sản.
5. Kết luận
Trên đây là bài viết tổng quan về phương pháp marketing cho ứng dụng, đưa bạn đến với những hướng đi ban đầu của ngành công nhiệp marketing. Giúp bạn hiểu rõ các định, thuật ngữ,.. Trong bài viết sau tôi sẽ đi vào cụ thể của việc tiến hành 1 campaign hoàn chỉnh.
6. Tham khảo
- Vietnam Mobile Day 2017 - AIMEN KHAN